7P trong Marketing – Mô hình chiến lược kinh doanh hiệu quả

SEO - Marketing

Mô hình 7P trong Marketing được đánh giá là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sự ra đời của mô hình chiến lược Marketing 7P đã giúp doanh nghiệp có thể  thích ứng nhanh chóng với mọi tác động từ môi trường bên ngoài. Ở bài viết này, Blog Trần Phú sẽ chia sẻ đến Marketer những thông tin hữu ích nhất để có thể hiểu rõ hơn về mô hình này. 

7P trong Marketing - Mô hình chiến lược kinh doanh hiệu quả

Mô hình 7P trong Marketing là gì?

Mô hình 7P trong Marketing là gì?

7P trong Marketing là một mô hình chiến lược Marketing bao gồm các yếu tố khác nhau: Product, Place, Price, Promotion, Physical Evidence, People and Process. Mô hình Marketing 7P được triển khai và mở rộng từ mô hình 4P. Đây là mô hình Marketing được tạo ra bởi chuyên gia Marketing E. Jerome McCarthy vào những năm 1960. Kế thừa và phát triển theo mô hình truyền thống, 7P trong Marketing đã kết hợp thêm những yếu tố hiện đại với yếu tố con người làm chủ đạo. Với mô hình chiến lược hữu ích này, doanh nghiệp từng bước khởi tạo, tiếp xúc và xây dựng lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu của mình.

7P trong Marketing - Mô hình chiến lược kinh doanh hiệu quả

Mô hình 7P trong Marketing

Những yếu tố tạo nên mô hình chiến lược 7P trong Marketing

7P trong Marketing là kết quả tập hợp của nhiều yếu tố khác nhau nhằm giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất, tồn tại và phát triển bền vững. Vậy những yếu tố nào đã tạo nên mô hình chiến lược 7P?

7P trong Marketing - Mô hình chiến lược kinh doanh hiệu quả

Những yếu tố tạo nên mô hình chiến lược 7P

Product (Dịch vụ, sản phẩm kinh doanh)

Product trong Marketing 7P là một trong những yếu tố mang tính quyết định trực tiếp đến hành vi lựa chọn của khách hàng. Khách hàng chỉ tìm đến và lựa chọn những sản phẩm hay dịch vụ mà đáp ứng tối ưu nhu cầu của họ. Đó chính là lý do mà các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm hiểu về những điều khách hàng muốn. Chỉ khi doanh nghiệp đảm bảo những sản phẩm/ dịch vụ của mình thỏa mãn nhu cầu của họ thì mới có thể được khách hàng công nhận, đánh giá cao và tin dùng.

Place (Địa điểm phân phối)

Place – Địa điểm hay kênh phân phối là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Thực tế, khách hàng có khả năng cao sẽ tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ có vị trí gần mình. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải định vị và xác định kênh phân phối sản phẩm phù hợp để có thể tiếp cận dễ dàng với khách hàng mục tiêu, từ đó mang lại mức doanh thu tốt nhất. Các chiến lược phân phối cơ bản hiện nay: phân phối độc quyền, phân phối chuyên sâu, phân phối chọn lọc và nhượng quyền.

Price (Giá của sản phẩm, dịch vụ)

Mô hình 7P trong Marketing không thể thiếu yếu tố định giá sản phẩm, dịch vụ. Đây là yếu tố quyết định doanh thu, lợi nhuận và sự tồn tại của một doanh nghiệp. Việc định giá sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phân khúc giá trên thị trường, chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố để tạo ra lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

7P trong Marketing - Mô hình chiến lược kinh doanh hiệu quả
Mô hình Marketing 7P

Yếu tố định giá trong mô hình chiến lược 7P

Promotion (Xúc tiến thương mại/quảng bá sản phẩm)

Xúc tiến thương mại hay quảng bá sản phẩm qua các kênh truyền thông là cách thức hữu hiệu giúp nâng cao độ nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu. Chỉ với những thay đổi nhỏ trong cách thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ là đã có thể giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng. Mọi thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng cần phải có sự nhất quán, rõ ràng để khách hàng cảm nhận được giá trị của sản phẩm, dịch vụ và tin tưởng lựa chọn chúng.

Physical Evidence (Điều kiện vật chất)

Mô hình 7P trong Marketing đã kết hợp yếu tố Physical evidence. Physical evidence trong 7P là gì? Có thể hiểu đơn giản như sau, đặc thù của nhóm ngành dịch vụ đó chính là sự vô hình, mang tính trừu tượng. Muốn khách hàng cảm nhận và dễ hình dung về dịch vụ mà mình cung cấp, doanh nghiệp cần phải kết hợp nhiều yếu tố để tạo ra các bằng chứng hữu hình nhất định. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể nâng cao được trải nghiệm của khách hàng, giúp họ cảm nhận được giá trị tối đa mà dịch vụ mang lại.

People (Con người)

Con người là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc triển khai chiến lược 7P trong Marketing. Chỉ khi những người cung cấp sản phẩm, dịch vụ mang đến sự hài lòng cũng như những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể mở rộng và phát triển. Yếu tố con người trong 7P tác động trực tiếp đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Nhằm nâng cao vị thế trên thị trường, nhiều doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng và ưu tiên cho việc đào tạo dịch vụ khách hàng cho nhân viên.

Process (Quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ)

Hệ thống và quy trình tổ chức, cung cấp sản phẩm dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cảm nhận, hài lòng của khách hàng. Một hệ thống phân phối, thanh toán hiệu quả cùng với quy trình làm việc tinh gọn sẽ giúp doanh nghiệp được khách hàng đánh giá cao. Không những thế, tinh chỉnh và cải thiện quy trình cung cấp còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, từ đó có thể tối đa hóa lợi nhuận.

Từ những phân tích trên có thể nhận thấy rằng chiến lược 7P trong Marketing là một chiến lược tiếp thị toàn diện. Phát triển hiệu quả mô hình này sẽ tạo ra lợi thế giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Quan trọng hơn hết, mô hình 7P trong Marketing sẽ là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trước sự biến động của thị trường.

Bài viết liên quan