Momentum là gì? Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Tài Chính

Để tìm kiếm lợi nhuận khi tham gia vào thị trường Forex thì ngoài việc dựa vào các phân tích cơ bản (phân tích những tin tức ảnh hưởng đến thị trường) thì nhà đầu tư cũng phải biết cách sử dụng các chỉ báo. Một trong những chỉ báo quan trọng hiện nay chính là Momentum. Vậy Momentum là gì? Cách giao dịch với chỉ báo Momentum như thế nào? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu về chỉ báo Momentum qua bài viết dưới đây.

Momentum là gì?

Momentum là một chỉ báo động lượng thuộc loại chỉ báo dao động thường dùng trong phân tích kỹ thuật. Chỉ báo này được dùng để đo lường và đánh giá tốc độ thay đổi của giá, trong một khoảng thời gian bất kì, bằng cách so sánh các giá trị hiện tại và quá khứ.

Momentum là gì? Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Nếu chỉ báo này biến động mạnh thì mức độ biến động của giá càng nhanh, và ngược lại. Hơn nữa nó cũng có thể kết hợp với rất nhiều chỉ báo khác để tăng sự hiệu quả.

Đặc điểm của chỉ báo Momentum

Để sử dụng chỉ báo Momentum một cách hiệu quả thì nhà đầu tư cũng phải nắm được những đặc điểm của chỉ báo này. Cụ thể chỉ báo này có những đặc điểm như sau:

  • Trong bất kỳ một khoảng thời gian nào cũng đều có thể sử dụng chỉ báo Momentum.

  • Đường Momentum dao động xung quanh đường 100. Khi khoảng cách giữa đường Momentum và đường 100 càng lớn thì sự biến động của giá sẽ càng mạnh.

Ví dụ: Bạn đặt n = 14 của chỉ báo Momentum trên khung thời gian H1. Đường Momentum cắt đường 100 (Momentum = 100) tức là giá đóng cửa tại thời điểm đang xét bằng với giá đóng cửa trước lúc đó 14 tiếng

Khi đường Momentum nằm phía trên đường 100 (Momentum > 100) thì có thể hiểu là giá đóng cửa tại thời điểm đang xét cao hơn giá đóng cửa trước đó 14 tiếng (n = 14)

Như ta đã nói ở trên khoảng cách của đường Momentum so với đường 100 cho biết tốc độ thay đổi của giá. Nếu Momentum = 98% thì lực giảm của giá lớn hơn so với Momentum = 99%. Còn nếu Momentum = 110% thì lực tăng của giá lớn hơn so với Momentum = 105%

Công thức tính Momentum

Giá trị Momentum = (giá đóng cửa tại phiên giao dịch hiện tại / giá đóng cửa tại phiên giao dịch bất kỳ trước đó) × 100

Trong một số trường hợp người ta tính toán giá trị của Momentum theo cách nhanh gọn hơn đó là giống công thức trên nhưng không nhân với 100. Với cách tính này Momentum chỉ ra được sự thay đổi về độ lớn của giá.

Còn với cách tính đầu tiên thì đầy đủ hơn, vì nhân với 100 nên được viết dưới dạng phần trăm, phản ánh rõ nét hơn về tốc độ thay đổi của giá. Tính với cách nào là còn tùy thuộc vào chiến lược giao dịch của các trader.

Cách cài đặt chỉ báo Momentum trong Tradingview

Hiện tại Momentum đã tích hợp trên Tradingview. Để cài đặt chỉ báo này vào biểu đồ trên Tradingview thì các bạn có thể làm theo các nước dưới đây:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web tradingview.com

  • Bước 2: Ở phía góc trái trên cùng chọn vào mục biểu đồ (chart)

  • Bước 3: Khi đã mở ra được mục biểu đồ của tradingview, chọn cặp tiền tệ mà bạn muốn phân tích ở mục Watchlist ở phía bên phải biểu đồ.

Momentum là gì? Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

  • Bước 4: Ở thanh công cụ phía trên, chọn mục Fx indicator sau đó ở ô tìm kiếm, bạn tìm kiếm chỉ báo này bằng cách gõ từ khóa Momentum, rồi ấn chọn vào chỉ báo đầu tiên hiện ra. Như vậy bạn đã cài đặt thành công chỉ báo Momentum trong tradingview.

Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Sau khi đã tìm hiểu qua về chỉ báo Momentum và các đặc điểm của chỉ báo này chúng ta sẽ áp dụng thử giao dịch với các chiến thuật cụ thể như sau:

 1. Tín hiệu cắt nhau với đường 100

Đường Momentum sẽ luôn nằm phía trên hoặc phía dưới đường 100 vì giá cả luôn thay đổi lên xuống. Nếu tại các điểm mà đường Momentum cắt đường 100, sẽ xuất hiện các tín hiệu mua hoặc bán, nhưng điểm trừ là những tín hiệu này thường yếu.

  • Khi đường Momentum cắt đường 100 từ dưới lên trên, có nghĩa sức mua đang chiếm ưu thế trên thị trường, và bạn có thể đặt lệnh mua vì giá có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng tiếp.

  • Nếu Momentum cắt đường 100 từ trên xuống, có nghĩa phe bán đang chiếm ưu thế, giá sẽ có thể có chiều hướng đi xuống nên bạn có thể đặt lệnh bán.

Nếu bạn chú ý, thì đường Momentum thường xuyên cắt nhau với đường 100, và với mỗi điểm cắt như vậy thì giá sẽ xuất hiện một đợt tăng hoặc giảm. Nhưng thời điểm này các đợt tăng giảm diễn ra trong thời gian rất ngắn, và rất có thể bạn sẽ đặt lệnh đi ngược với xu hướng ban đầu. Để chắc chắn hơn bạn nên sử dụng các chỉ báo khác kết hợp với Momentum để tìm ra được điểm vào lệnh thích hợp nhất.

2. Tín hiệu giao cắt với đường MA

Đây là một sự kết hợp hữu ích để tìm ra các điểm trên biểu đồ có khả năng đảo chiều xu hướng.

  • Khi đường Momentum cắt đường trung bình động MA từ dưới lên, đây là thời điểm tốt để bạn vào lệnh mua

  • Khi cắt Momentum cắt đường trung bình động MA từ trên xuống dưới thì đây là dấu hiệu để bạn đặt lệnh bán.

Nhưng những tín hiệu này vẫn có điểm trừ là khá yếu và không rõ ràng. Để cải thiện bạn có thể chờ đợi thị trường có xu hướng tăng hay giảm rõ rệt hoặc giao dịch khi Momentum đang trong vùng quá mua hay quá bán.

Để nhận biết được giá đã ở trong vùng quá mua hay quá bán, thì các bạn xác định dựa vào khoảng cách của đường Momentum với đường 100. Khi khoảng cách lớn thì giá đang ở trong vùng quá mua hoặc quá bán và khả năng điều chỉnh sẽ xảy ra.

Kết luận

Qua bài viết trên chúng tôi mong rằng các bạn đã hiểu Momentum là gì và cách giao dịch hiệu quả với chỉ báo Momentum. Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên đã củng cố thêm kiến thức nền tảng vững chắc cho bạn để vững vàng hơn trên thị trường Forex. Chúc bạn giao dịch thành công!

Bài viết liên quan