Cung cầu là gì? Quy luật của cung cầu trong nền kinh tế là gì?

Cập Nhật Tài Chính

Trong sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay thường xuyên nhắc đến cụm từ quy luật cung cầu. Tuy nhiên, sự thực là không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm và bản chất của quy luật này. Trong bài viết bên dưới, Blog Trần Phú sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc: “Cung cầu là gì? Quy luật và công dụng của cung cầu trong nền kinh tế hiện nay là gì?”.

Khái niệm cung cầu là gì?

Cung cầu là gì? Quy luật của cung cầu trong nền kinh tế là gì?

Khái niệm cung cầu là gì là điều nhiều người quan tâm

Cung của một loại dịch vụ hoặc sản phẩm chính là tổng số lượng dịch vụ hay sản phẩm đó mà chủ thể kinh tế, nhà cung cấp đưa ra. Đồng thời bán trên thị trường với các khung giá khác nhau trong một khoảng thời gian cụ thể.

Thông thường, cung tương ứng với mức giá thành, khả năng và chi phí sản xuất, trong đó bao gồm cả hàng hóa chưa bán được, cũng như hàng hóa đã bán. Chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như công nghệ, giá nguyên liệu đầu vào, chính sách thuế, số lượng các nhà sản xuất và sự kỳ vọng của nhà sản xuất với thị trường.

Cầu được dùng để chỉ khối lượng dịch vụ và hàng hóa mà người tiêu dùng cần phải mua trong một khoảng thời gian nhất định. Nó tương ứng với thu nhập và giá cả xác định.

Cầu còn được hiểu như là nhu cầu cũng như khả năng có thể thanh toán với dịch vụ hoặc sản phẩm nào đó trên thị trường. Chúng phụ thuộc vào những yếu tố như thu nhập, giá của hàng hóa, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng, các kỳ vọng,…

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quy luật của cung cầu là gì?

Cung cầu là gì? Quy luật của cung cầu trong nền kinh tế là gì?

Quy luật của cung cấp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường

Quy luật của cung cầu trong nền kinh tế thị trường ngày nay tuân theo quy luật cụ thể. Đó là khi số lượng hàng hóa được bán trên thị trường nhỏ hơn lượng cầu của người tiêu dùng thì giá của chúng sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này khiến mọi người phải chi trả một khoản tiền cao hơn để mua hàng hóa này.

Trái lại, giá cả hàng hóa sẽ giảm đi nếu lượng cung đổ ra thị trường vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng đang cần. Do cơ chế điều chỉnh lượng và giá này, thị trường sẽ dần chuyển sang trạng thái cân bằng.

Tại thời điểm cân bằng, nhà cung cấp sẽ sản xuất hàng hóa bằng với lượng cầu mà mọi người muốn mua. Thông qua quy luật của cung cầu trên thị trường, nhà sản xuất sẽ đưa ra quyết định có đưa sản phẩm ra ngoài nữa hay không.

Lúc này, nhà cung cấp sẽ phải nghiên cứu thị trường và nhu cầu tiêu dùng, cũng như thị hiếu, phát hiện nhu cầu mới. Từ đó, họ sẽ xuất định nên cải tiến mẫu mã, chất lượng, hình thức hay loại bỏ sản phẩm đó để phù hợp với thị trường.

Công dụng của quy luật cung cầu là gì?

Cung cầu là gì? Quy luật của cung cầu trong nền kinh tế là gì?

Quy luật cung cấp giúp cân bằng nền kinh tế thị trường

Theo quy luật cung, giá cả của sản phẩm tăng lên thì số lượng cung cũng sẽ cao hơn. Thông thường, cung sẽ gồm:

  • Cung cá nhân là số lượng dịch vụ, hàng hóa mà nhà cung cấp muốn bán tương ứng với mức giá thành cụ thể trong khoảng thời gian cố định. Vì vậy, số lượng cung chỉ ý nghĩa khi được gắn với mức giá nhất định.

  • Cung thị trường là cung của toàn bộ người tiêu dùng với mặt hàng nào đó trong nền kinh tế.

  • Tổng công là cung của toàn bộ người tiêu dùng với tất cả các sản phẩm trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh giá cả, lượng cung còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác. Chẳng hạn như là nguồn nguyên liệu đầu vào, công nghệ, thiên tai, dịch bệnh,…

Kết luận

Qua bài viết ngày hôm nay, chúng tôi hy vọng mọi người đã biết “Cung cầu là gì?” và những thông tin liên quan đến quy luật của cung cầu. Nếu còn điều gì thắc mắc, các bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *