Google Page Speed Insight là gì? Những thông tin cần biết

Cập Nhật SEO - Marketing

Một trong những công cụ giúp đánh giá chất lượng trang web dựa trên một số tiêu chí nhất định của ông lớn Google đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là với Seoer. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Google Page Speed Insight là gì? Làm sao để tăng hiệu suất website với Google Page Speed Insight? Hãy cùng Blog Trần Phú tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây được chia sẻ từ Viết Bài Xuyên Việt.

Google Page Speed Insight là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Google Page Speed Insight là một thước đo mức độ thân thiện của trang web với máy tính và thiết bị di động theo một số tiêu chuẩn của Google. Trong đó, hai tiêu chuẩn mà Google – trang mạng tìm kiếm lớn nhất này tập trung là sự trải nghiệm của người dùng và tốc độ truy cập trang. Như thế, trang web nào càng có nhiều điểm đánh giá thì nó càng được Google đánh giá cao.

Google Page Speed Insight là gì? Những thông tin cần biết

Bên cạnh đó, Google Page Speed Insight sẽ tiến hành chấm điểm theo thang điểm từ 0 đến 100 và chia thành từng loại gồm:

  • Kém: Trang web không được tối ưu hóa và không đem đến nhiều trải nghiệm cho người dùng.

  • Cần khắc phục: Trang web đã tối ưu nhưng chưa đầy đủ khiến người dùng gặp khó khăn trong việc trải nghiệm.

  • Tốt: Trang web đã sử dụng tốt các phương pháp tối ưu và đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.

Ngoài ra, ở giữa mỗi khoảng điểm sẽ xuất hiện một màu tương ứng khác nhau như:

  • Từ 0 – 49 (chậm): màu Đỏ

  • Từ 50 – 89 (trung bình): màu Cam

  • Từ 90 – 100 (nhanh): màu Xanh

Nhưng bạn nên biết rằng Google Page Speed Insight chỉ đánh giá ở một số khía cạnh về hiệu suất của trang như cấu trúc HTLM, cấu hình máy chủ, máy ảnh, CSS và JavaScript. Mặt khác, hiệu suất của trang cũng phụ thuộc lớn vào tình trạng kết nối internet của người dùng.

Các tiêu chuẩn đánh giá của Google Page Speed Insight

Các tiêu chuẩn đánh giá của Google Page Speed Insight là gì? Page Speed Insight dựa vào một số tiêu chuẩn nhất định của Google để đánh giá chất lượng của trang web. Đó là:

Tối ưu tốc độ

  • Kích hoạt tính năng compress các dữ liệu gửi về trình duyệt.

  • Không sử dụng redirect ở trang nhắm đến.

  • Cải thiện khả năng lưu trữ của bộ nhớ cache ở phần trình duyệt.

  • Tối ưu thời gian trả lời của sever.

  • Thực hiện việc nén hành ảnh để làm giảm dung lượng.

  • Thực hiện giảm nén các tài nguyên Javascript và CSS trên trang web.

  • Tối ưu việc chèn thư mục CSS vào trang web.

  • Bỏ chặn CSS và Javacript khi tải trang.

  • Thiết lập những thứ tự ưu tiên phần nội dung trong trang web.

  • Tận dụng tốt các thuộc tính không đồng bộ.

Ngoài ra Viết Bài Xuyên Việt còn khuyến nghị các chủ website tối ưu tốc độ load của trang theo các chỉ dẫn của trang web Gtmetrix.com. Đây là một trong những công cụ tối ưu website đáng dùng nhất trong năm 2020 đầy biến động.

Các tiêu chuẩn đánh giá của Google Page Speed Insight

Tối ưu hiệu suất sử dụng

  • Tối ưu kích thước nội dung hiển thị trên trang web.

  • Tối ưu các liên kết hay các nút bấm trên trang web.

  • Nên sử dụng cỡ chữ phù hợp khi hiển thị nội dung.

  • Cấu hình viewport nhằm hiển thị kích thước màn hình phù hợp.

  • Không sử dụng các trình cắm hiển thị nội dung.

Page Speed Insight sẽ cung cấp những thông tin gì cho trang web?

Tất cả thông tin từ Page Speed Insight cung cấp đều rất quan trọng và hữu ích trong việc phân tích website. Cụ thể:

  • Speed score: còn được gọi là điểm tốc độ, chúng được tính dựa trên Lighthouse lap.

  • Field data: gồm hai phần là First contentful paint và First input delay. Nó được thu thập trên chính các trải nghiệm của người dùng trên Chrome và sẽ được kiểm nghiệm ít nhất 30 ngày.

  • Lab data: các số liệu thu thập được dựa trên những số liệu được phân tích từ Lighthouse trên các thiết bị di động.

  • Opportunities: thu thập về hiệu suất và thời gian tải trang rồi đưa ra những đề xuất về hiệu suất nhằm cải thiện thời gian tải trang.

  • Diagnostics: phần này cung cấp những đề xuất về các công cụ trang web của người dùng.

  • Passed audits: đưa ra bảng tổng hợp tất cả hiệu suất của website đạt được mà không phải thay đổi hay bổ sung.

Page Speed Insight sẽ cung cấp những thông tin gì cho trang web?

Tối ưu hiệu suất website với Google Page Speed Insight như thế nào?

Khi đã hiểu được Google Page Speed Insight là gì? Nếu muốn trang web đạt được các điểm số chất lượng, bạn cần tìm các phương pháp áp dụng hiệu quả. Hãy thử tham khảo một số cách sau đây:

Giảm tài nguyên trên trang web

Nếu Page Speed Insight phát hiện dung lượng, kích thước của các tài nguyên trên trang thì quy tắc này sẽ được kích hoạt khi các yếu tố trên giảm xuống qua minify. Bạn cần xóa bỏ những đoạn code không dùng, đặt lại tên cho hàm và biến ngắn hơn và xóa bỏ những dòng trắng khiến khiến dung lượng tăng.

Giải nén Sever

Quy tắc giải nén này sẽ kích hoạt Page Speed Insight để biết được các tài nguyên của trang web đã được nén từ sever khi truyền qua HTTP. Điều này giúp tiết kiệm tối đa tốc độ tải, băng thông của trang web.

Rút ngắn thời gian phản hồi của Sever chính

Quy tắc này sẽ giúp bạn phát hiện ra thời gian phản hồi của máy chủ nhanh hơn 200ms và bạn cần dùng một sever chất lượng về mạng cũng như phần cứng để tăng chất lượng website của mình.

Loại bỏ các CSS chặn việc hiển thị nội dung

Sử dụng cách này khi Google Page Speed Insight phát hiện được CSS đang bị chặn trên màn hình đầu tiên của trang. Trong đó:

  • Load deferred styles: Load các file styles sau cuối nhờ javascript.

  • Inline CSS: Tiến hành chọn những đoạn CSS tác động tới màn hình đầu tiên viết ra ở thẻ head của website.

Tối ưu hiệu suất website với Google Page Speed Insight như thế nào?

Tối ưu kích thước hình ảnh

Một khi Google Page Speed Insight phát hiện được các hình ảnh trên website được tối ưu thì nên sử dụng cách này. Bởi nó có thể giảm bớt kích thước ảnh nhưng không làm giảm chất lượng của ảnh. Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất mà Viết Bài Xuyên Việt đã tiến hành cho các website của khách hàng.

Sử dụng Preload và Cached

Cho dù bạn sử dụng bất cứ mã nguồn nào đều cũng phải tạo cache cho trang web, mục đích của việc này là để người dùng truy cập vào website sao cho dễ dàng trong lần đầu tiên. Đối với lần 2 thì đường link người dùng đã truy cập sẽ thực hiện nhanh hơn vì file đã được lưu trên máy chủ không cần xử lý như lần đầu.

Dùng VPS hoặc Hosting chất lượng

Bạn cũng nên chú ý đến điều này vì nó giúp bạn đạt được sự ổn định, nhất là với ngành Seo. Hãy xem xét hosting của bạn có đạt những tiêu chí sau không:

  • Không rơi vào tình trạng đợi quá lâu, bị đơ hoặc bị lỗi tiếng Việt, tiếng Anh không phải giao diện của bạn thì nên đổi sang một hosting khác.

  • Dùng Litespeed

  • Chạy hệ điều hành Centos và Cloudlinux

  • Sử dụng SSD

  • Dùng Marria Darabase

Vậy Google Page Speed Insight có ảnh hưởng như thế nào với Seo?

Mặc dù Google Page Speed Insight không quá ảnh hưởng nhiều đến Seo nhưng vai trò của nó vô cùng cần thiết và quan trọng đến các trải nghiệm thực tế của người dùng. Đồng thời điểm số đánh giá của Google Page Speed Insight sẽ không ảnh hưởng tới các thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.

Nhưng giữa thứ hạng trên SERP và Google Page Speed Insight có mối liên kết vô cùng chặt chẽ. Bởi kết quả nhận được từ Google Page Speed Insight là tổng hợp từ các phân tích hiệu suất dựa trên từng số liệu. Vậy nên điểm càng cao thì chất lượng website càng được đánh giá cao.

Vậy Google Page Speed Insight có ảnh hưởng như thế nào với Seo?

Nhìn chung, nếu bạn muốn trang web của mình có chất lượng tốt thì cần phải chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự trải nghiệm của người dùng. Khi người dùng hài lòng thì trang web của bạn sẽ thu hút được nhiều người quan tâm.

Trên đây là những chia sẻ của Viết Bài Xuyên Việt về Google Page Speed Insight là gì và các cách để nâng cao hiệu suất của trang web với Google Page Speed Insight. Hi vọng bài viết trên Blog Trần Phú đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ này và nắm bắt được những điểm chính cốt yếu áp dụng để cải thiện hiệu quả website của mình.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc lời tư vấn từ những chuyên gia thì có thể liên hệ Viết Bài Xuyên Việt theo các thông tin sau:

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *