Trong cuộc sống, chúng ta từng chứng kiến không ít các trường hợp hai người cùng có chung một xuất phát điểm từ gia thế, hoàn cảnh, học lực… nhưng sau này khi lớn lên, người thì giàu, kẻ thì nghèo. Thậm chí có những người xuất phát điểm cao hơn hẳn nhưng rồi vẫn không bằng người sinh ra với điều kiện thấp hơn. Vậy tại sao lại có chuyện đó xảy ra? Câu trả lời hết sức đơn giản, đó chính là sự khác biệt trong tư duy.
Có một sự khác nhau rất lớn trong tư duy giữa người nghèo và người giàu, đặc biệt là tư tuy về đồng tiền. Chính vì lẽ đó, họ có những lựa chọn khác biệt nhau, quyết định khác nhau và tận dụng cơ hội khác nhau.
Một trong những điều khác biệt dễ thấy nhất trong tư duy giữa người giàu và người nghèo đó là quan điểm về tiết kiệm và tiêu tiền. Thường thì những người bình thường sẽ luôn chỉ dừng lại ở tư duy tiết kiệm tiền, hạn chế việc tiêu tiền. Còn những người giàu họ lại tư duy ngược lại, đó là quan tâm đến việc tiêu tiền và tiêu như thế nào cho hợp lý, tiêu như thế nào để tăng tiền lên thay vì nghĩ tiết kiệm ra sao để có nhiều tiền. Trong xã hội, nếu như ai cũng giữ khư khư đồng tiền, tiết kiệm tiền mà không tiêu tiền thì đồng tiền sẽ chỉ có chết đi và xã hội không thể nào phát triển được. Chỉ có tiêu tiền, đầu tư thì mới có thể kiếm tiền và sinh lời.
Sự khác biệt thứ hai đó là tư duy về vay nợ. Với những người nghèo, “vay tiền, nợ tiền” là những cụm từ đáng sợ, là sự xấu hổ bởi nó thể hiện sự túng thiếu, sự bất lực và cả tâm lý lo sợ khi có một khoản nợ lơ lửng trên đầu. Còn những người giàu có, họ không ngần ngại vay tiền, vay để đầu tư, vay để làm ăn, vay để giàu lên. Họ biến chính những đồng tiền nợ đó trở thành công cụ làm giàu. Ví dụ như có 2 người bạn, cùng đứng trước một cơ hội làm ăn. Một người sợ hãi, chùn chân, không dám vay khoản tiền lớn để làm ăn. Còn người kia đi vay mọi nơi để đủ số tiền làm ăn và với đầu óc kinh doanh nhanh nhạy, người này đã nhanh chóng làm ăn phát đạt, giàu có lên, trong khi người bạn kia vẫn dậm chân tại chỗ. Dám làm, dám chịu, dám thay đổi, dám vay nợ thì bạn mới có thể giàu lên được. Tuy nhiên, khi bạn vay các tổ chức tài chính, bạn phải là người có năng lực, phải chứng minh được thu nhập hàng tháng, chứng minh được hiệu quả của dự án đầu tư… thì bạn mới có thể vay được số tiền lớn. Ngân hàng không bao giờ tùy tiện cho những người không có năng lực vay tiền. Bạn vay được tiền, nghĩa là bạn là người có năng lực.
Sự khác biệt thứ ba chính là tư duy về cách sử dụng đồng tiền vay và tận dụng những ưu đãi của các tổ chức tài chính. Họ biết tính toán để những khoản vay đó nhanh chóng biến thành số tiền lớn hơn rất nhiều lần, biết hoàn trả các khoản vay đúng hạn, đảm bảo số điểm tín dụng đẹp và ngày càng chứng tỏ năng lực khi có thể thuyết phục được các ngân hàng cho vay số tiền ngày càng lớn hơn. Đấy cũng chính là bản lĩnh của một người giỏi, có năng lực.
Nói tóm lại, giàu – nghèo khác nhau chính nhất không phải ở việc ai sở hữu nhiều tiền hơn ai, mà sự khác biệt lớn nhất là cách đối xử, sử dụng tiền để phục vụ cho chính bản thân. Nếu bạn mang tâm lý chỉ muốn để tiền trong ngân hàng và tư duy làm giàu bằng cách làm việc thật chăm chỉ – kiếm tiền – chi tiêu – để dành thì mãi mãi bạn sẽ chỉ là người bình thường và hãy thoát ngay khỏi lối suy nghĩ này. Thay vào đó hãy thay đổi tư duy thành: làm việc chăm chỉ – kiếm tiền – vay tiền đầu tư – cách sử dụng tiền vay để tạo ra tiền – làm giàu. Với những người giàu, họ sử dụng đồng tiền vay để tạo của cải và giàu có.