Nếu bạn là người chuộng sử dụng các sản phẩm về sâm để bồi bổ cơ thể, nhất là sâm Ngọc Linh, chắc chắn không khỏi hoang mang khi cuối năm 2021 xuất hiện vài thông tin lan truyền về việc trồng sâm “trên giấy”. Thực hư sự việc này như thế nào?
Nội dung chính:
Sâm Ngọc Linh – giống sâm quý nơi đại ngàn và tin đồn trồng sâm “trên giấy”
Từ lâu, họ hàng nhà “sâm” đều được y học đánh giá là thảo dược có vô vàng tiềm năng quý báu đối với sức khỏe con người, đặc biệt là sâm Ngọc Linh của Việt Nam. Loài sâm hấp thu điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tốt của vùng rừng núi Ngọc Linh – tỉnh Quảng Nam này mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như kích thích thần kinh, cải thiện các vận động thể lực và trí lực rõ rệt, điều hòa não bộ khi bị rối loạn phản xạ; Chống trầm cảm; Tăng cường sinh lực; Khả năng làm phục hồi đáng kể số lượng tế bào máu; Hỗ trợ tăng cường nội tiết tố sinh dục; Chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt ở cổ họng; Điều hòa hoạt động hệ thống tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh lý hạ huyết áp; Bảo vệ tế bào gan; Bảo vệ hô hấp trước môi trường xấu… Chính vì thế, sâm Ngọc Linh với giá trị sức khỏe vượt trội cho người dùng.
Tuy nhiên, dù công dụng sâm Ngọc Linh được đánh giá là tốt nhất nhì trên thế giới, nhưng cho đến nay sâm Ngọc Linh vẫn chưa được phổ biến với người tiêu dùng Việt như các loại nhân sâm Hàn Quốc, Triều Tiên hay Trung Quốc, Nhật Bản. Nguyên nhân chính là do giá thành đắt bởi số lượng thu hoạch còn hạn chế, và việc truyền thông về công dụng của loại sâm này chưa mạnh, nên người dân vô tình bỏ qua “báu vật quốc gia” này.
Cuối năm 2021, làn sóng dư luận chợt “nổi” lên thông tin ‘trồng sâm trên giấy”. Cụ thế, tại các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, nơi hoạt động trồng sâm thu hút nhiều nhà đầu tư trồng trọt, khai thác và bảo tồn hàng ngàn gốc sâm quý – sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, khi hỏi đến thì nhiều người dân tại đây cũng như cấp lãnh đạo lại không rõ ràng về sự tồn tại của các dự án trồng sâm quy mô lớn này.
Điểm này càng góp phần làm cho nguồn dư luận về việc trồng sâm “trên giấy” trở nên nghiêm trọng và nhiều câu hỏi đặt ra như: “Những dự án lớn, đầu tư mạnh, mang giá trị cao, được truyền thông rầm rộ nhưng vì sao cả người bản địa cũng không rõ ràng về sự tồn tại của nó.” Có thể thấy, nguồn thông tin này ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng có thói quen sử dụng sâm để bảo vệ sức khỏe cũng như các chủ doanh nghiệp trồng sâm tại đây.
Vườn trồng sâm Ngọc Linh tại miền Trung
Vậy nguồn cơn của sự vụ trồng sâm “trên giấy” này đến từ đâu?
Sự thực, nhiều doanh nghiệp ở thị trường trồng sâm nói riêng và những doanh nghiệp hoạt động theo cơ cấu sản xuất và phân phối nói chung hầu như đều đang hoạt động theo mô hình kinh doanh liên kết đôi bên cùng có lợi. Các chủ đầu tư, doanh nghiệp đầu tư hợp tác liên kết với các đối tác vườn sâm, rừng sâm sẵn có, và hầu như không đứng tư cách pháp nhân trực tiếp cho các vườn sâm.
Mô hình liên kết là mô hình kinh doanh phổ biến và được nhiều doanh nghiệp triển khai, bởi sự thuận lợi cũng như hiệu quả nguồn vốn sẵn có mà mô hình này mang đến. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, do các doanh nghiệp chưa kịp đồng bộ thông tin này đến các cấp lãnh đạo khu vực cũng như truyền thông, dẫn đến hiểu lầm đáng tiếc về việc trồng sâm “trên giấy”
Sâm Ngọc Linh MHG xác nhận không có chuyện trồng sâm “trên giấy”
Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG), được thành lập vào năm 2017 có trụ sở chính tại số BT17, Lô E9, đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. MHG được thành lập với 5 lĩnh vực hoạt động chính: Nghiên cứu, trồng sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu; Sản xuất và phân phối sản phẩm từ sâm Ngọc Linh; Cung cấp sản phẩm và dịch vụ viễn thông; Đầu tư và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng sinh thái; và Spa Dược liệu Sâm. Trong đó, MHG chú trọng đầu tư 2 dòng sản phẩm chính: Sản phẩm có thành phần từ sâm Ngọc Linh dành cho phân khúc khách hàng trung và cao cấp và Sản phẩm có thành phần từ Hồng Đẳng Sâm dành cho phân khúc khách hàng phổ thông.
Với sứ mệnh và khát vọng mang thương hiệu Sâm Ngọc Linh MHG – sâm Việt vươn tầm thế giới, MHG đã không ngừng đầu tư, cải tiến, phát triển và bảo bộ hàng ngàn gốc sâm và nhiều vườn sâm Ngọc Linh nơi đại ngàn. Bên cạnh việc phát triển và bảo tồn giống sâm quý – sâm Ngọc Linh, MHG luôn kiên định với triết lý “kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”, xuyên suốt các dự án kinh doanh của mình, MHG luôn chú trọng việc tạo nên nhiều cơ hội việc làm cho người dân vùng cao, góp phần giải quyết vấn đề an sinh và xóa đói giảm nghèo.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”
Chính vì thế, năm 2021, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức.
Từ khi thành lập đến nay, MHG đã triển khai, phát triển cũng như đầu tư nhiều dự án nghiên cứu, khai thác và bảo tồn sâm Ngọc Linh tại Việt Nam. Có thể kể đến như dự án trồng 30.000 gốc sâm tại Trà Nam, dự kiến tháng 07/2022 sẽ trồng thêm 30,000 gốc; dự án vườn sâm 200.000 gốc tại Trà Linh…Trong đó đáng chú ý hơn cả là MHG Farm trở thành Khu Du lịch Sinh thái Măng Cành, Kon Tum được đầu tư và xây dựng từ năm 2019 với đăng ký pháp nhân là Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Tuyết Sơn Kon Plong (MHG mua lại HTX Tuyết Sơn (Kon Plông) chuyên trồng sâm vào năm 2021).
Có thể thấy, MHG hiện đang là một trong những doanh nghiệp lớn ở thị trường sâm Ngọc Linh, cùng các dự án đầu tư chỉn chu, bài bản và nghiêm ngặt với tiêu chí khai thác đi đôi với bảo tồn giống sâm quý cũng như việc mang sâm Ngọc Linh vươn tầm thế giới chứ không có chuyện trồng sâm “trên giấy” như lời đồn!
Tin rằng bài viết trên đây sẽ giúp quý bạn đọc có thêm kinh nghiệm để chọn mua và sử dụng loại thảo dược quý giá này. Hãy liên hệ website https://samngoclinhmhg.com, hoặc đến ngay các cửa hàng của MHG gần nhất để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm.