Làm tròn số trong Excel là những thủ thuật dùng để làm tròn số sau dấu chấm hoặc dấu phẩy của kết quả phép tính đến số gần nhất do giá trị thập phân không đáng kể. Vậy làm thế nào để làm tròn các kết quả tính toán Excel? Bạn có thể áp dụng 3 cách đơn giản và thông dụng nhất dưới đây của Blog Trần Phú chia sẻ nhé!!
Nội dung chính:
Thêm định dạng số trên Excel để làm tròn
Cách đơn giản và thông dụng nhất được nhiều dân văn phòng áp dụng để làm tròn số trong Excel đó chính là thêm định dạng số. Cách này thực hiện như sau:
-
Bước 1: Tại những ô muốn làm tròn số bạn bôi đen sau đó chọn “General” trên thanh công cụ.
Chọn “General” để thêm định dạng làm tròn số trong Excel
-
Bước 2: Chọn “Thêm định dạng số/More Number Formats”, tùy theo nhu cầu mà bạn chọn cách làm tròn phù hợp như: Tiền tệ (Currency), Kế toán (Accounting), Tỉ lệ phần trăm (Percentage),…
Click vào “More Number Formats” để lựa chọn thêm định dạng
-
Bước 3: Cuối cùng bạn chỉ cần nhập số lượng vị trí thập phân muốn hiển thị tại ô “Vị trí thập phân/Decimal places” là xong.
Chọn “Decimal places” để lựa chọn hiển thị của số thập phân sau dấu phẩy
Làm tròn số lên trong Excel bằng hàm Roundup
Bên cạnh làm tròn số bằng cách thêm định dạng thì chúng ta có thể sử dụng hàm Roundup để kết quả tính toán hiển thị với số làm tròn lên. Giá trị làm tròn sẽ lớn hơn giá trị gốc và lớn hơn bao nhiêu thì sẽ phụ thuộc vào cách chúng ta nhập công thức hàm.
Công thức hàm Roundup = ROUNDUP (Number,num_digits)
Trong đó:
-
Number là số cần làm tròn.
-
num_digits là đối số có thể âm hoặc dương
Để làm tròn số trong Excel bằng hàm Roundup chúng ta chỉ cần nhập công thức “= ROUNDUP (Number,num_digits)”. Cụ thể các giá trị của “num_digits” như sau:
-
Nếu num_digits = 0 sẽ làm tròn tới số nguyên gần nhất
-
Nếu num_digits > 0 sẽ làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định
-
Nếu num_digits = 1 sẽ làm tròn lấy 1 số lẻ
-
Nếu num_digits = 2 lấy 2 số lẻ,…
-
Nếu num_digits < 0 sẽ làm tròn sang bên trái dấu thập phân.
-
Nếu num_digits = -1 sẽ làm tròn đến hàng chục
-
Trường hợp num_digits = -2 làm tròn đến trăm
-
Nếu num_digits = -3 là đến hàng nghìn…
Một số ví dụ về hàm Roundup
Tùy vào nhu cầu muốn làm tròn mà người dùng lựa chọn giá trị “num_digits” phù hợp. Lưu ý rằng, hàm Roundup sẽ làm tròn được các giá trị có từ 1-9 số trở lên và có thể làm tròn sang trái hoặc phải của dấu thập phân.
Nếu nhập công thức “=ROUNDUP(3.275, 1) kết quả trả về sẽ là 3,3
Ví dụ: nếu chúng ta nhập công thức “=ROUNDUP(3.275, 1)” có nghĩa là làm tròn số 3,275 lên đến 1 chữ số thập phân và kết quả trả về sẽ là 3,3.
Cách làm tròn số xuống bằng hàm Rounddown
Để làm tròn số xuống nghĩa là kết quả làm tròn sẽ nhỏ hơn giá trị gốc thì chúng ta sử dụng hàm Rounddown. Kết quả làm tròn sẽ tùy thuộc vào con số chúng ta nhập.
Công thức hàm Rounddown = ROUNDDOWN(Number,num_digits)
Trong đó:
-
Number là số cần làm tròn.
-
num_digits là đối số có thể âm hoặc dương.
Các ví dụ về hàm Rounddown
Để có kết quả làm tròn xuống thuận tiện cho nhu cầu tính toán chúng ta cần chọn “num_digits” với các giá trị phù hợp, cụ thể:
-
Nếu muốn làm tròn tới số nguyên gần nhất thì nhập “num_digits” = 0
-
Nếu muốn làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định thì nhập “num_digits” có giá trị > 0
-
Trường hợp số làm tròn là số lẻ 1 hoặc lẻ 2 thì chọn “num_digits” = 1 hoặc 2.
-
Nếu muốn làm tròn lên sang bên trái dấu thập phân nhập giá trị num_digits < 0
-
Nếu muốn làm tròn lên giá trị hàng chục thì nhập “num_digits” = -1
-
Giá trị “num_digits” = -2 là giá trị để làm tròn đến trăm
-
Muốn làm tròn lên số hàng nghìn thì nhập “num_digits = -3
Bảng so sánh giá trị làm tròn số bằng hàm Roundup và Rounddown
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về các cách làm tròn số trong Excel. Từ đó có thể lựa chọn được cách làm tròn giá trị tính toán phù hợp với nhu cầu và đơn giản nhất giúp tiết kiệm thời gian khi làm việc!