Site icon Blog Trần Phú

Mô hình 3C trong Marketing là gì? Phân tích mô hình 3C chi tiết

Mô hình 3C là một trong những phương pháp đánh giá thị trường, sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt thời cơ kịp thời. Để hiểu sâu về khái niệm, vai trò của mô hình này, PharMarketing sẽ chia sẻ với bạn thông qua bài viết dưới đây. 

Mô hình 3C trong marketing là gì?

Mô hình 3C là một trong những chiến lược marketing không còn xa lạ với người làm tiếp thị hiện nay. Được xây dựng trên sự liên kết chặt chẽ bởi 3 yếu tố:

Ba yếu tố trên tương ứng với các nhiệm vụ lần lượt: Phân tích nhu cầu khách hàng; Định hình điểm mạnh và yếu của tổ chức; Đánh giá sự thay đổi của các tổ chức cạnh tranh trước những biến động.

Mô hình 3C trong marketing sẽ bị phá vỡ, mang lại hiệu quả kém chất lượng khi một trong 3 yếu tố nêu trên bị định hình lệch hướng. Bởi vậy, các bộ phận cần trao đổi nhịp nhàng để tạo ra giá trị tối ưu và xác định phương thức phát triển hiệu quả.

Vai trò của mô hình 3C trong marketing đối với doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển, mô hình 3C đóng vai trò hỗ trợ cho việc thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp dựa trên yếu tố logic của phân tích chuyên sâu.

Mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm:

Người làm tiếp thị sẽ nhận định rõ được sở thích, mong muốn, nhận thức của đối tượng mục tiêu với cái nhìn sâu sắc khi áp dụng mô hình này. Từ đó có thể điều chỉnh, thiết lập những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thấu hiểu thị trường, đối thủ để ra quyết định cạnh tranh 

Thu thập thông tin có liên quan đến đối thủ cạnh tranh, thị trường mục tiêu và xử lý nó thành những con số, tư liệu có ích cho doanh nghiệp. Giúp nắm bắt cơ hội kịp thời, có nền tảng vững chắc để xoay vần trước những biến động đột ngột của thị trường, giảm tỷ lệ rủi ro.

Phân tích Mô hình 3C trong marketing

Mô hình 3C được các giới chuyên gia phân tích chi tiết dựa trên những yếu tố  ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp

Customers (Khách hàng)

Được coi là “nguồn sống” của mọi tổ chức. Khách hàng và lòng tin của họ quyết định tốc độ phát triển, sự tồn tại của doanh nghiệp.

Bởi vậy, bạn cần hiểu được khách hàng của mình. Để làm được điều đó, bạn cần phải đánh giá, thu thập thông tin qua nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như:

Competitors (Đối thủ cạnh tranh)

Phân tích đối thủ cạnh tranh, thị trường là quá trình đánh giá những ưu và nhược điểm của các doanh nghiệp khác có cùng mục tiêu khách hàng, phân khúc thị trường. Từ đó đối chiếu số liệu và đưa ra chiến lược phù hợp với những ưu điểm mà mình đang sẵn có. Đối thủ cạnh tranh hiện nay được chia làm 3 loại:

Company (doanh nghiệp)

Bạn cần quản lý thực trạng doanh nghiệp qua quá trình làm rõ tính chất sản phẩm/dịch vụ, tình trạng tài chính, đánh giá các chiến lược. Từ đó điều chỉnh, khắc phục, đẩy mạnh hợp lý.

Hầu hết khi đánh giá doanh nghiệp, quá trình phân tích tài chính (báo cáo tài chính) được xem là quan trọng nhất, tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc những yếu tố như:

Bên trên là những chia sẻ từ Pharmarketing về mô hình 3C. Mô hình này được xem là mắt xích quan trọng trong việc ra quyết định. Như đã đề cập, cần phải đảm bảo yếu tố chính xác bởi các tiêu chí cấu thành có mối liên quan mật thiết, một trong 3 yếu tố mắc sai phạm sẽ kéo theo việc mô hình đưa ra kết quả đánh giá sai lệch, gây bất lợi lớn. Hãy đầu tư vào nó thật chỉn chu nhất và sử dụng như một công cụ hữu ích đưa doanh nghiệp của bạn lọt top đầu của ngành.

Nguồn: https://pharmarketing.vn

Exit mobile version