Có nhiều cách phân chia lãnh thổ của cùng một đất nước, trong đó nội dung thường gặp nhất là chia thành các vùng kinh tế trọng điểm. Vậy nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm? Tại sao lại gọi các khu vực đó là vùng kinh tế trọng điểm? hãy cùng Blog Trần Phú tìm hiểu nhé!
Nội dung chính:
Đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm
Gọi là vùng kinh tế trọng điểm khi vùng đó có đầy đủ tiềm năng, phát triển, mang ý nghĩa quyết định với nền kinh tế chung của quốc gia. Một vùng kinh tế trọng điểm sẽ bao gồm nhiều tỉnh, thành phố. Điều này có thể thay đổi theo thời gian tùy vào định hướng chiến lược phát triển chung.
Bảng phân chia vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
-
Vùng kinh tế trọng điểm có nhiều thế mạnh về nhiều lĩnh vực nên hấp dẫn các nhà đầu tư.
-
Chiếm tỷ trọng lớn trong việc tạo ra GDP cho quốc gia, dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế và hỗ trợ được các vùng lân cận.
-
Có tiềm năng thu hút sự hình thành các ngành, mô hình mới về công nghiệp và dịch vụ từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm?
Vậy đến thời điểm hiện nay, nước ta có mấy vùng kinh tế được xem là trọng điểm? Theo báo cáo mới nhất phân vùng quy hoạch năm 2021 – 2030, nước ta được phân thành 7 vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, phát triển nhất là vùng đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ.
Vùng kinh tế trọng điểm có các yếu tố quyết định đến kinh tế cả nước
Vùng trung du và miền núi phía Bắc
Gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và cao nguyên, đất feralit đỏ vàng và phù sa 2 bên các con sông lớn. Những loại cây chủ yếu được trồng chính ở khu vực này là chè, hồi, cây ăn quả và ngũ cốc như lạc, đỗ tương, ngô, sắn.
Vùng đồng bằng sông Hồng
Là khu vực có mật độ dân số lớn nhất cả nước gồm các tỉnh, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình. Vùng đồng bằng sông hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi và đất phù sa màu mỡ nên trồng lúa cũng như các loại rau ngắn ngày cho năng suất cao, xuất khẩu hằng năm.
Vùng Bắc Trung Bộ
Gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Vùng này có diện tích hẹp nhất, địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu khắc nghiệt. Sản phẩm chủ yếu là thủy sản đánh bắt theo mùa, mía đường, cam, bưởi…
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận. Khu vực này có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, sát biển thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Nơi đây có lượng thủy sản hàng năm cao nhất cả nước. Điều kiện tự nhiên cùng vị trí sát biển mang đến tiềm năng lớn về du lịch.
Vùng Tây Nguyên
Bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Vùng Tây nguyên nổi tiếng với đất bazan rộng lớn và nhiều địa hình khác nhau. Đất đai và khí hậu tại đây thích hợp cho cà phê, cao su, chè…Công nghiệp chế biến có phát triển nhưng còn yếu.
Vùng Đông Nam Bộ
Bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh. Đây là vùng có diện tích rất lớn, đất phù sa màu mỡ, giao thông thuận lợi nên nhà máy được xây dựng nhiều. Các sản phẩm nông nghiệp chính như cà phê, điều…và cây ngắn ngày như mía, đậu tương.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Các tỉnh thuộc vùng bao gồm: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Vùng này có điều kiện vô cùng thuận lợi để trồng lúa nước, nuôi trồng thủy hải sản (tôm, cá da trơn) và các loại nông sản ngắn ngày như mía, lạc.
Bài viết trên đã trả lời cho thắc mắc “nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm?”. Những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam đều có đặc điểm địa hình, khí hậu và điều kiện tự nhiên khác nhau. Từ đó, có thể dựa vào những điểm riêng biệt đó để quyết định đầu tư vào những thế mạnh nào cho phù hợp.