Rối loạn tiêu hóa trẻ em là gì? Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Khoẻ và Đẹp

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng phổ biến, có thể gây nên các biểu hiện tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng. Vậy rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì? Hãy cùng Blog Trần Phú tìm hiểu nhé!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa bị co thắt, gây ra những rối loạn tiêu hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể gây nên những tác động xấu tới sự phát triển của trẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn chưa hoàn thiện, dễ mắc các vấn đề tiêu hóa, do đó cần một chế độ dinh dưỡng ổn định.

Các biểu hiện khi bé bị rối loạn tiêu hóa

Nôn trớ

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện đầu tiên là nôn trớ. Đây là phản xạ đẩy ngược các chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân khiến bé nôn trớ có thể là bé ăn quá no, đổi loại sữa không phù hợp, ăn dặm sớm.

Tình trạng nôn trớ thông thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số dạng dị dạng đường tiêu hóa cũng có thể gây nôn trớ ở trẻ nhỏ. Các hiện tượng như teo tắc ruột, phình đại tràng bẩm sinh, teo thực quản,…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây nôn trớ

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây nôn trớ

Khi nôn trớ, trẻ sẽ dễ bị mất nước, mất điện giải. Nếu bé có hiện tượng nôn trớ kèm sốt, mệt mỏi, co giật, nôn nhiều lần,… cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện ngay. Có thể bé đã mắc các bệnh như nhiễm trùng dạ dày hay ngộ độc thức ăn.

Nôn ói cấp tính ở trẻ kèm tình trạng sốt có thể do các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm trùng dạ dày, viêm mũi, viêm màng não,…

Trẻ rối loạn tiêu hóa bị táo bón

Rối loạn tiêu hóa cũng có thể khiến bé bị táo bón. Tần suất đi vệ sinh cả bé giảm, phân khô cứng và đầy bụng, khó tiêu.

Bé có thể bị táo bón do ăn ít chất xơ, đổi sữa công thức không phù hợp hoặc các thói quen uống ít nước, nhịn đi vệ sinh. Một số yếu tố tâm lý ở trẻ như sợ hãi khi đi vệ sinh, không đi vệ sinh ở nơi công cộng cũng khiến tình trạng phân bị tích tụ lâu ngày, khó thải.

Trẻ rối loạn tiêu hóa bị táo bón 

Trẻ rối loạn tiêu hóa bị táo bón 

Ngoài ra, hiện tượng táo bón cũng có thể gặp ở trẻ sinh non, suy giáp, nứt hậu môn, phình đại tràng bẩm sinh, dùng kháng sinh, suy dinh dưỡng,…

Tham khảo thêm cách chữa bệnh táo bón cho trẻ em trong bài viết: cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ em (Tại đây)

Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Bé đi phân lỏng, mệt mỏi, kém ăn. Đôi khi bị trướng bụng, phân có chất nhầy hoặc máu.

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do bé bú mẹ có nhiều, mẹ dùng thuốc nhuận tràng, dùng sữa không phù hợp.

Tình trạng tiêu chảy ở bé có thể mất nước, tình trạng nghiêm trọng có thể gây mất nước, suy dinh dưỡng.

Cách phòng tránh và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

  • Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng để đảm bảo hệ miễn dịch cũng như ổn định hệ tiêu hóa. Trong thời gian thay đổi loại sữa hoặc ăn dặm, vẫn nên cho bé dùng sữa mẹ.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Đối với cả trẻ bú mẹ và trẻ lớn tuổi hơn, cần xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin cần thiết
  • Không để bé ăn hoặc bú mẹ quá no, tránh rối loạn tiêu hóa
  • Khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc gì cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không mong muốn
  • Đối với trẻ nhỏ cần tiêm phòng đầy đủ, tránh nguy cơ bệnh tật.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn 

Khi bé có biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác như nôn trớ, táo bón, tiêu chảy,… cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Bạn đọc tham khảo thêm kiến thức về sức khỏe và bệnh học tại https://thaythuocnam.com.vn/

Bài viết liên quan