Tác dụng không phải ai cũng biết của nước muối sinh lý

Khoẻ và Đẹp

Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 3 tác dụng của nước muối sinh lý. Cùng tham khảo nhé!

1.  Dùng nước muối sinh lý để súc miệng

Nước muối là một phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh lý ở cổ họng, phòng ngừa các bệnh răng miệng hết sức hiệu quả.

Nước muối sinh lý có tác dụng gì:

  • Giúp vệ sinh răng miệng, giảm hôi miệng

  • Kháng viêm nhẹ và giảm đau răng

  • Phòng ngừa vi khuẩn tấn công răng, nấm candida

  • Duy trì độ pH tự nhiên

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, giảm nghẹt mũi, tan đờm

  • Một nghiên cứu đã chỉ ra việc súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày sẽ làm loãng đờm, chất nhầy trong cổ họng. Giúp loại bỏ được vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp

  • Đối với trẻ sơ sinh, nước muối sinh lý có tác dụng loại bỏ cặn sữa, cặn thức ăn đọng lại trong miệng bé, giảm nguy cơ bị viêm răng nướu, viêm họng…

Hướng dẫn cách sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng:

  • Bước 1: Hợp 1 ngụm vừa đủ vào miệng, không nên hớp quá nhiều sẽ khó súc

  • Bước 2: Súc miệng tối thiểu 30 giây và đảm bảo nước muối có thể tiếp xúc với tất cả các phần trong khoang miệng đặc biệt là cổ họng (đối với người bị đau họng)

  • Bước 3: Nhổ ra và súc miệng lần 2 tối thiểu 60 giây để nước muối có thể thẩm thấu vào các vùng tổn thương trong khoang miệng

  • Bước 4: Súc miệng lại bằng nước sạch

Lưu ý:

  • Cần đảm bảo muối đã hòa tan hoàn toàn khi bạn tự pha nước muối súc miệng tại nhà. Các hạt muối chưa được hòa tan có thể gây ra tình trạng mòn răng.

  • Tỉ lệ pha phù hợp: Một lít nước cùng với 9g muối

  • Không súc miệng quá nhiều lần với nước muối có thể làm tăng lượng natri trong cơ thể và khiến hư hại lớp men răng.

2. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý

Nhờ tính sát trùng và kháng viêm cao, nước muối sinh lý còn được nhiều người sử dụng để rửa mặt. Tuy nhiên, làm thế nào để rửa mặt bằng nước muối sinh lý đúng cách và không gây khô da, hại da, bạn cần nắm rõ những lưu ý sau đây!

Tác dụng không phải ai cũng biết của nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý rửa mặt được không?

Tác dụng của nước muối sinh lý trong làm đẹp

  • Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá: Đối với da mụn, việc làm sạch da là yếu tố tiên quyết để ngăn ngừa mụn. Sử dụng nước muối sinh lý giúp làm mềm lỗ chân lông đang tắc nghẽn, từ đó bụi bẩn ẩn sâu bên trong dễ dàng di chuyển ra lớp ngoài cùng của da. Lúc này, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ chúng, làm sạch sâu cho da

  • Cân bằng độ ẩm giúp da săn chắc, khoẻ mạnh: Thông thường khi nhắc đến cấp ẩm cho da, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến toner (nước hoa hồng) mà không biết nước muối sinh lý cũng có tác dụng như vậy. Ngoài lợi ích loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn, nước muối sinh lý còn có đặc tính giữ nước, duy trì độ ẩm cho da

  • Giúp da đều màu, tươi sáng hơn

Hướng dẫn rửa mặt bằng nước muối sinh lý đúng cách, hiệu quả:

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý nên được trải qua 5 bước (tương đương khoảng 3 phút rửa mặt).

  • Bước 1: Tẩy trang sạch sẽ

  • Bước 2: Dùng khăn bông mềm, sạch lau khô nước trên mặt.

  • Bước 3: Cho nước muối sinh lý vào bông tẩy trang hoặc bông gòn gạch. Sau đó lau nhẹ nhàng toàn bộ da mặt trong khoảng 1 phút. Lưu ý: Thoa kỹ những vùng da bị tổn thương, bị mụn, bị thâm, tàn nhang…

  • Bước 4: Lặp lại bước 3 với miếng bông gòn hoặc bông tẩy trang mới.

  • Bước 5: Rửa sạch lại mặt với nước mát.

Dưới đây là một số lưu ý để việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý hiệu quả nhất:

  • Không sử dụng quá 2 lần/ngày: Công dụng của nước muối là cân bằng độ ẩm cho da. Tuy nhiên, trong muối vẫn có tính kiềm. Nếu sử dụng nhiều quá có thể gây khô da.

  • Người có da nhạy cảm nên thử nghiệm 1 phần da mặt để xem phản ứng của da, sau đó mới thực hiện trên toàn khuôn mặt.

  • Sử dụng kem dưỡng sau khi rửa mặt bằng nước muối để bù độ ẩm cần thiết.

  • Sử dụng kem chống nắng sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý vào ban ngày: Nên rửa mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, tránh rửa mặt vào ban ngày bởi vì dễ làm da bị bắt nắng. Nếu dùng vào ban ngày, bạn nên thoa kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi ra đường.

3. Dùng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương

Nước muối sinh lý có tác dụng gì?

Với nồng độ muối thấp (0.9%), nước muối sinh lý ít gây xót như các dung dịch sát khuẩn khác, giúp rửa sạch vết bẩn, vi khuẩn, vết máu dính trên vết thương hở trong những trường hợp bị thương nhẹ: vết mụn viêm, trầy xước nhẹ trên da…

Lưu ý:

Nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm sạch vết thương, không có tác dụng sát khuẩn. Việc sát khuẩn cần sử dụng dung dịch riêng tuỳ vào tình trạng vết thương.

Hướng dẫn cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa vết thương:

  • Bước 1: Làm thông thoáng vị trí vết thương (loại bỏ lớp áo quần bên ngoài vị trí vết thương). Sau đó, rửa tay và dụng cụ với xà bông.

  • Bước 2: Dùng chai chứa dung dịch nước muối sinh lý dội lên vết thương từ trên xuống để rửa trôi bụi bẩn, những vết máu còn đọng lại.

Lưu ý khi rửa vết thương bằng nước muối sinh lý:

  • Không tự pha nước muối sinh lý với dung dịch khác trong quá trình rửa vết thương. Vì sẽ dễ gây nhiễm khuẩn trong quá trình tự pha chế.

  • Nên rửa với tốc độ vừa phải và liên tục, tránh áp lực nước mạnh gây đau khi rửa.

Tác dụng không phải ai cũng biết của nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có thể sử dụng để làm sạch vết thương hở trên da

Xem chi tiết bài viết tại nguồn: https://fysoline.vn/goc-tu-van/cach-su-dung-nuoc-muoi-sinh-ly.html

Bài viết liên quan