Cách làm giảm các cơn đau sau gãy xương cánh tay

Khoẻ và Đẹp

Gãy xương cánh tay không chỉ làm tổn hại đến xương mà còn tác động khiến các cơ, mô mềm, dây chằng bị tổn thương theo và gây ra các cơn đau âm ỉ kéo dài trong suốt quá trình điều trị. Để giúp bạn có được quá trình hồi phục “dễ chịu” hơn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp giảm đau hiệu quả theo từng giai đoạn phục hồi ở nội dung dưới đây.

1. Giai đoạn bó bột: Tập trung vào các khớp xung quanh vùng tổn thương

Trong giai đoạn bó bột từ 4 – 6 tuần đầu tiên, các cơn đau sẽ xuất hiện chủ yếu do vùng xương gãy bị cố định và các mô mềm xung quanh bị tổn thương, hạn chế tầm vận động và lưu thông máu ở cánh tay. Mặc dù không thể vận động trực tiếp trên vùng bị tổn thương nhưng bạn có thể vận động các bộ phận xung quanh hoặc thực hiện các phương pháp sau để tăng tuần hoàn máu, giúp giảm tê bì và đau nhức do sự bất động lâu ngày.

Các phương pháp giảm đau ở giai đoạn bó bột:

  • Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ như paracetamol, ibuprofen để kiểm soát cơn đau.

  • Kê cao cánh tay: Trong 48 giờ đầu, bạn nên kê bó bột trên gối ở vị trí cao hơn tim khi nằm để giảm sưng, đau và cải thiện tuần hoàn máu.

  • Chườm đá: Dùng túi đá chuyên dụng để chườm lên trên bột từ 15 – 20 phút/lần, mỗi ngày từ 2 – 3 lần để làm dịu các cơn đau.

  • Tập vận động các cơ xung quanh: Bên cạnh cử động gồng cơ trong bột, bạn có thể vận động tập gập/duỗi các ngón tay, gập/duỗi khớp khuỷu, khớp vai.

Lưu ý: Nếu xuất hiện các cơn đau nhói kéo dài trong quá trình bó bột, bạn nên tìm đến các bệnh viện để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phục hồi chức năng sau gãy xương cánh tay vì đây là giải pháp an toàn và mang lại hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân.

Cách làm giảm các cơn đau sau gãy xương cánh tay

Giai đoạn bó bột bệnh nhân có thể thực hiện các động tác co duỗi ngón tay để tăng tuần hoàn máu, giảm đau và ngăn ngừa teo cơ.

2. Giai đoạn sau tháo bột: Phục hồi chức năng toàn diện

Sau thời gian dài hạn chế vận động, bệnh nhân có thể gặp phải các cơn đau sưng tấy trong quá trình phục hồi tầm vận động. Do đó, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp dưới đây cùng vận động để hỗ trợ giảm đau trong quá trình phục hồi chức năng cho cánh tay.

Các phương pháp giảm đau ở giai đoạn sau tháo bột:

  • Chườm nóng: Bạn có thể sử dụng túi nhiệt chuyên dụng (37-50°C) để chườm lên vùng tổn thương từ 20 – 25 phút/lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tiếng để giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau cho vùng vết thương.

  • Sóng ngắn: Tác dụng nhiệt từ sóng ngắn có khả năng ức chế các sợi dẫn truyền lên dây thần kinh cảm giác, nhờ đó hỗ trợ giảm đau nhức cho bệnh nhân khi vận động.

  • Điện xung kích thích cơ: Sử dụng các dòng điện xung có tần số thấp và trung bình để tác dụng sâu và kích thích thần kinh qua da, hỗ trợ giảm đau.

  • Hồng ngoại: Sử dụng ánh sáng hồng ngoại để kích thích cơ thể sản sinh oxit nitric giúp thư giãn động mạch, ngăn ngừa tiểu cầu vón cục. Mục đích chính là loại bỏ các yếu tố gây viêm và hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân.

  • Di động mô mềm: Thực hiện kỹ thuật xoa nắn nhẹ bằng tay để giúp tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện tình trạng đau nhức cho vùng cánh tay bị tổn thương của người bệnh.

Thêm nữa, nếu sau khi tháo bột, bạn không thể duỗi thẳng tay ra được do không gập hết tầm độ vận động trong thời gian bó bột, bạn có thể áp dụng vật lý trị liệu khớp khuỷu tay để phục hồi độ linh hoạt của khớp.

Cách làm giảm các cơn đau sau gãy xương cánh tay

Các phương pháp vật lý trị liệu giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm cảm giác căng thẳng  và đau nhức cho bệnh nhân.

Các cơn đau trong quá trình phục hồi cấu trúc xương cánh tay có thể khiến bạn “e dè” không vận động, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến teo cơ và tuần hoàn máu kém. Do đó, bạn nên tìm kiếm các trung tâm phục hồi uy tín để được thiết kế lộ trình và phương pháp tập luyện phù hợp, phục hồi nhanh tầm vận động các khớp ở tay.

Nếu bạn cần hướng dẫn chi tiết hoặc tư vấn về lộ trình phục hồi cụ thể vui lòng liên hệ Myrehab Matsuoka qua hotline 1900 3181 để các chuyên gia của chúng tôi giải đáp chi tiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi website https://myrehab-matsuoka.com/ của Myrehab Matsuoka để cập nhật các thông tin y khoa mới nhất.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *