Măng là một loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam. Măng có thể có nhiều loại như: măng tre, măng trúc, măng tây, …Tuy nhiên ăn măng có tốt không? Những đối tượng nào không nên ăn măng? Hãy cùng Blog Trần Phú tìm hiểu nhé
Ăn măng có tốt không? Những đối tượng không nên ăn măng
Nội dung chính:
1. Ăn măng có tốt không? – Lợi ích của măng đối với sức khỏe
Để trả lời câu hỏi ăn măng có tốt không thì trước tiên hãy cùng tìm hiểu ngay về lợi ích của măng đối với sức khỏe.
Măng xuất hiện nhiều trong bữa ăn của người Việt. Nó được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: măng xào, canh măng,…Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ngoài việc mang đến một bữa ăn ngon, măng còn mang lại đến nhiều lợi ích sức khỏe khác. Cụ thể như:
– Giúp giảm cân
Măng là thực phẩm không thể thiếu nếu bạn muốn giảm cân. Măng có nhiều chất xơ giúp cơn no diễn ra lâu hơn, giảm bớt cảm giác thèm ăn. Hơn nữa, măng chứa lượng đường và calo rất thấp nên là loại thực phẩm lý tưởng cho việc giảm cân.
– Tốt cho tim
Măng rất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết như selen và kali rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra, măng với hàm lượng carbohydrate và đường thấp nên là thực phẩm lý tưởng để ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Măng có nhiều chất xơ, giúp đào thải lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, loại bỏ lượng cholesterol dư thừa giúp thông động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
– Chống ung thư
Trong măng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do và giảm tỷ lệ mắc các bệnh về ung thư. Thành phần phytosterol tự nhiên trong măng giúp ức chế sự phát triển và đột biến của các khối u trong cơ thể.
– Tăng cường miễn dịch
Ăn măng còn giúp cơ thể bổ sung nhiều vitamin A, C, E, B và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe.
– Chống viêm
Măng cũng có đặc tính chống viêm mạnh. Măng làm giảm đau và tiêu viêm, làm lành vết thương bị hở. Măng có thể luộc chín ăn hoặc ép và đắp trực tiếp lên vết thương để giảm sưng viêm.
– Chữa các vấn đề hô hấp
Măng có khả năng chống viêm nên rất hiệu quả trong việc hỗ trợ các vấn đề hô hấp và rối loạn như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản. Bạn có thể luộc măng với một chút mật ong để tăng hiệu quả khi sử dụng.
2. Những đối tượng không nên ăn măng
Những đối tượng không nên ăn măng
Măng là một món ăn ngon và có nhiều công dụng. Tuy nhiên, với một số đối tượng không nên ăn măng để bảo vệ sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Phụ nữ có thai: Do trong măng có chứa độc tố glycosid, thành phần này tạo ra hydrogen cyanide, sau khi vào dạ dày, glycoside sẽ bị phân hủy dưới tác dụng của men tiêu hóa, các chất chua trong dạ dày; sau đó axit hydrocyanic được thải ra ngoài dưới dạng chất nôn. Nếu axit bị tống ra ngoài, cơ thể không thể xử lý chất độc. Nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng với các biểu hiện: nôn mửa, đau bụng, nhức đầu … và nó ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Măng là loại thực phẩm có tính hàn khá cao. Do đó, nó không phù hợp với những người bị các vấn đề về dạ dày, gan,…Những đối tượng này nếu ăn nhiều măng sẽ dẫn đến tình trạng bệnh xấu đi.
- Người bị bệnh thận: Măng có chứa nhiều canxi tốt cho xương nhưng không có lợi cho bệnh nhân liên quan đến bệnh thận.
- Người bị gút: Trong măng có chứa các thành phần làm làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Tóm lại, ăn măng có tốt không còn tùy thuộc vào cách chế biến và đối tượng sử dụng. Măng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với một số đối tượng thì nên kiêng sử dụng thực phẩm này.