Bounce rate là một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng được dùng để đánh giá hiệu quả của website. Vậy bounce rate là gì? Cách tính bounce rate như thế nào và phương pháp tối ưu hóa tỉ lệ này ra sao? Tất cả những băn khoăn thắc mắc liên quan tới câu hỏi trên sẽ được Blog Trần Phú giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Bounce rate là gì?
Bounce rate là tỉ lệ khách hàng ấn truy cập vào website sau đó rời đi luôn mà không truy cập vào bất cứ link nào khác trên trang web đó. Cụ thể sau khi truy cập vào 1 trang trên website người dùng sẽ có những hành động sau:
-
Nhấn nút quay lại (đây là hành động phổ biến nhất)
-
Dán đường link mới lên thanh địa chỉ để truy cập vào một trang web khác
-
Đóng luôn trình duyệt
-
Tắt máy không xem gì nữa và khi hết phiên truy cập sẽ tự thoát.
Bounce rate là gì?
Qua định nghĩa trên có thể thấy website sở hữu tỷ lệ bounce rate càng nhỏ càng tốt song không hẳn website có tỷ lệ bounce rate cao là website kém chất lượng. Thực tế tâm lý người dùng thường chỉ truy cập vào tìm kiếm thông tin họ cần và thoát ra ngay mà không quan tâm tới những thông tin khác có trên website đó. Vì vậy nếu bạn đang sở hữu một website thì cũng không cần phải quá lo lắng nếu bounce rate tăng cao.
Những yếu tố ảnh hưởng tới bounce rate
Tỷ lệ thoát trang bounce rate bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Tốc độc tải trang
Khi truy cập vào một trang web nào đó mà tốc độ tải trang chỉ cần chậm vài giây thôi là người dùng sẽ không thể chờ đợi. Họ sẵn sàng nhấn nút quay lại ngay lập tức và tìm kiếm thông tin trên một website khác. Bởi trên Google có rất nhiều trang web có thể đáp ứng nội dung tìm kiếm từ phía khách hàng.
Mặt khác có thể trang web của bạn đang gặp lỗi kỹ thuật khiến tốc độ tải trang bị chậm hoặc không tìm thấy trang.
Thiết kế website
Một website sở hữu bố cục đẹp mắt, font chữ chuẩn, dãn dòng hợp lý, màu sắc ưa nhìn, hình ảnh thu hút sẽ là điểm cộng để giữ chân khách hàng và đưa khách hàng tới những nội dung khác trên website của bạn. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định tới tỷ lệ bounce rate ngay khi khách hàng mới bước chân vào website của bạn.
Nội dung trên website
Với sự phát triển của công nghệ cũng như nhu cầu tìm kiếm thông tin đòi hỏi website cần phải có nội dung chất lượng. Nội dung chất lượng không chỉ giúp web cải thiện tỷ lệ bounce mà còn giúp bài viết đứng top cao trên thanh công cụ tìm kiếm của Google.
Nội dung chất lượng ở đây được hiểu là bài viết phải chuẩn seo từ phần tiêu đề, mô tả cho tới nội dung diễn giải. Nội dung phải bám sát vào tiêu đề và từ khoá, không được viết lệch lạc, gây hiểu lầm, khó chịu cho người tìm kiếm thông tin.
Mặt khác khi thiết kế nội dung bạn cũng cần lưu ý gắn liên kết nội bộ để dẫn dắt khách hàng tới các bài viết khác trên website của bạn.
Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới bounce rate
Thủ thuật tối ưu bounce rate cho website
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của bounce rate thì việc tối ưu tỷ lệ này là việc làm cần thiết. Việc làm này không hề khó khi bạn thực hiện áp dụng các thủ thuật sau đây:
-
Ngưng triển khai key word kém chất lượng
-
Dừng kênh truyền thông tạo ra lượng truy cập thấp
-
Viết content chuẩn seo, đặt tiêu đề thu hút, mô tả hấp dẫn, câu từ mạch lạc, dễ hiểu, nội dung đầy đủ đáp ứng mọi nhu cầu tìm kiếm của khách hàng về từ khoá mỗi bài viết.
-
Trình bày nội dung đẹp mắt, chữ theo font Times New Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng 1,5 lines
Tỷ lệ bounce rate thể hiện trong Google Analytics
Những câu hỏi thường gặp về Bounce Rate
Câu hỏi 1: Bounce Rate là gì?
Trả lời: Bounce Rate (tỷ lệ thoát) là phần trăm số phiên truy cập vào website nhưng người dùng rời đi mà không thực hiện bất kỳ hành động nào khác, chẳng hạn như nhấp vào liên kết, điền vào biểu mẫu hoặc xem thêm trang khác. Đây là một chỉ số quan trọng trong phân tích website, giúp đánh giá mức độ tương tác của người dùng.
Câu hỏi 2: Bounce Rate bao nhiêu là tốt?
Trả lời: Không có một con số cụ thể nào được coi là “tốt” cho Bounce Rate, vì nó phụ thuộc vào loại website và mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, một số tiêu chuẩn chung có thể tham khảo như sau:
- Dưới 40%: Tốt
- 40% – 55%: Trung bình
- Trên 55%: Cần xem xét tối ưu
Ví dụ, các trang blog thường có Bounce Rate cao hơn vì người dùng chỉ đọc một bài rồi rời đi, trong khi trang thương mại điện tử mong muốn Bounce Rate thấp hơn để khách hàng tiếp tục mua sắm.
Câu hỏi 3: Những nguyên nhân nào dẫn đến Bounce Rate cao?
Trả lời: Một số nguyên nhân phổ biến khiến Bounce Rate cao gồm:
- Nội dung không hấp dẫn hoặc không đúng với nhu cầu của người dùng.
- Website có tốc độ tải trang chậm.
- Thiết kế giao diện kém, không thân thiện với người dùng.
- Không có lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng.
- Quảng cáo hoặc pop-up làm phiền người truy cập.
Câu hỏi 4: Bounce Rate cao có ảnh hưởng xấu đến SEO không?
Trả lời: Bounce Rate không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp của Google, nhưng nó có thể ảnh hưởng gián tiếp đến SEO. Nếu tỷ lệ thoát cao cho thấy trang web không cung cấp giá trị tốt, Google có thể giảm xếp hạng của trang trong kết quả tìm kiếm. Do đó, cải thiện nội dung, tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng sẽ giúp giảm Bounce Rate và tối ưu SEO.
Câu hỏi 5: Làm thế nào để giảm Bounce Rate?
Trả lời: Để giảm Bounce Rate, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Cải thiện chất lượng nội dung để giữ chân người đọc lâu hơn.
- Tối ưu tốc độ tải trang để giảm tình trạng người dùng rời đi do chờ đợi quá lâu.
- Tạo thiết kế web thân thiện, dễ điều hướng.
- Sử dụng CTA hợp lý để hướng người dùng đến hành động tiếp theo.
- Liên kết nội dung liên quan để giữ chân khách truy cập.
Việc giảm Bounce Rate không chỉ giúp cải thiện hiệu suất website mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Kết luận
Hiểu rõ Bounce rate là gì và cách tối ưu nó sẽ giúp website của bạn không chỉ giữ chân người dùng lâu hơn mà còn cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Bằng cách cải thiện nội dung, tối ưu tốc độ tải trang và nâng cao trải nghiệm người dùng, bạn có thể giảm tỷ lệ thoát hiệu quả và tăng cơ hội chuyển đổi.
Nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều thủ thuật hữu ích để tối ưu website, đừng quên theo dõi trang của chúng tôi! Chúng tôi sẽ liên tục chia sẻ những kiến thức quan trọng giúp bạn phát triển website một cách bền vững.