Hiện nay có 3 dạng biểu đồ được sử dụng rộng rãi trong giao dịch ngoại hối gồm: biểu đồ dạng đường (line chart), biểu đồ dạng thanh (bar chart) và biểu đồ dạng nến Nhật (candlestick chart).
Trong đó, dạng biểu đồ thứ 3 được hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp và lâu năm đánh giá cao ở nhiều khía cạnh. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin cơ bản xoay quanh biểu đồ nến Nhật nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư mới nắm rõ hơn về công cụ hỗ trợ giao dịch thiết thực này.
Nội dung chính:
Mỗi nến Nhật trong biểu đồ cho biết những gì?
Có thể hiểu đơn giản, biểu đồ nến Nhật được tạo thành từ những “cây nến riêng lẻ” kết hợp với nhau. Trong đó, mỗi thanh nến thể hiện các mức giá cả, các biến động tỷ giá cũng như các phản ánh thực trạng hiện tại của thị trường giao dịch thông qua 4 thông tin cơ bản xuất hiện trong một phiên giao dịch.
Mỗi cây nến tiêu chuẩn có cấu tạo gồm 3 bộ phận, mỗi bộ phận có nhiệm vụ ghi lại loại dữ liệu tương ứng trong một khoảng thời gian giao dịch do người dùng tùy chỉnh sau khi tải mt4 hoặc mt5 – các phần mềm giao dịch hiện đại nhất hiện nay. Cụ thể như sau:
- Phần râu nến trên: thể hiện mức giá cao nhất trong phiên
- Phần râu nến dưới: hiển thị mức giá thấp nhất trong phiên
- Phần body hay thân nến: được hiển thị bằng 2 màu xanh đỏ, thể hiện phạm vi giá dao động từ lúc mở cửa tới lúc đóng cửa.
Ngoài ra, màu sắc hiển thị của phần thân nến còn cho biết nhiều thông tin chuyên sâu hơn như:
- Nến xanh: Giá mở cửa LỚN HƠN giá đóng cửa thể hiện giá tăng, trong đó giá mở cửa nằm dưới và giá đóng cửa nằm trên.
- Nến đỏ: Giá mở cửa NHỎ HƠN giá đóng cửa thể hiện giá giảm, do đó ngược lại, giá mở cửa nằm trên và giá đóng cửa nằm dưới.
Từ đó, các nhà đầu tư có thể rút ra được các kết luận sau khi xem biểu đồ nến Nhật gồm:
- Độ dài của thân nến (khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá mở cửa): thân nến dài cho thấy phiên giao dịch rất sôi động và vô cùng mạnh mẽ.
- Độ dài của râu nến (cả râu trên và râu dưới): râu nến dài cho thấy cứ 1 phe đẩy lên, lại có 1 phe đẩy xuống hoặc ngược lại, nên giá không thể cố định. Nếu càng về cuối phiên, giá đóng cửa càng gần giá mở cửa, điều này có nghĩa 2 bên đang cạnh tranh khốc liệt và bất phân thắng bại.
Có những loại nến Nhật phổ biến nào?
Nến Nhật đơn
Nến Nhật đơn là dạng cơ bản và đơn giản nhất trong số các loại nến Nhật, với 5 hình thức thông dụng sau:
- Nến tiêu chuẩn
- Nến cường lực
- Nến râu dài phía trên
- Nến râu dài phía dưới
- Nến do dự chữ thập
Về cơ bản, 4 hình thức nến Nhật đơn còn lại được sinh ra từ Nến tiêu chuẩn. Sự biến động trong quá trình giao dịch giữa 2 bên mua và bán sẽ hình thành các hình thức này trên biểu đồ.
Nến Nhật cụm 2 nến
Như tên gọi, nến Nhật cụm 2 nến là dạng gồm 2 nến Nhật đơn ghép lại với nhau. Hiện có 2 hình thức sau:
- Nến Nhấn chìm: gồm 1 cây nến nhỏ và 1 cây nến rất lớn bao phủ cây nến 1, nên được gọi là “nhấn chìm”. Với 2 loại là nhấn chìm tăng và nhấn chìm giảm, dạng nến này thường xuất hiện ở cuối xu hướng và có nhiệm vụ báo hiệu sự đảo chiều của thị trường cho các nhà đầu tư
- Nến đỉnh nhíp, đáy nhíp: gồm 2 cây nến có kích thước bằng nhau, tuy nhiên màu sắc ngược nhau. Trong đó, đỉnh nhíp là dạng 2 thân nến ở phía trên và đáy nhíp là dạng thân nến nằm ở phía dưới. Dạng này cũng có vị trí xuất hiện và chức năng tương tự với nến Nhấn chìm.
Nến Nhật cụm 3 nến
Ở nến Nhật cụm 3 nến, với 3 nến Nhật đơn ghép lại, các nhà đầu tư các biết đến 3 hình thức sau đây:
- Nến sao hôm, sao mai: cây nến 1 thuận theo xu hướng trước đó, cây nến 2 (nến doji) cho thấy thị trường đang do dự, cây nến 3 ngược màu với cây nến 1.
- Nến 3 chàng lính trắng: gồm 3 cây nến tăng giá liên tiếp, thân dài và bóng ngắn. Điều này cho thấy phe mua đang áp đảo và thường xuất hiện cuối xu hướng giảm.
- Nến 3 con quạ đen: gồm 3 cây nến giảm giá liên tiếp, thân dài và râu nến ngắn. Cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế và xuất hiện ở cuối xu hướng tăng.